Những việc cần làm khi sử dụng ổ cứng SSD trên Windows 10
Windows 10 có rất nhiều tính năng giúp SSD hoạt động hết tiềm năng, nhưng nó không luôn bật chúng theo mặc định và có nhiều quy tắc bắt buộc người dùng phải thực hiện từ những ngày bắt đầu sử dụng SSD. Dưới đây là những việc nên làm khi sử dụng ổ cứng SSD trên Windows 101. Tránh trình trạng nhiệt độ máy tính quá cao
Ổ cứng SSD hoạt động ổn định trong nhiệt độ khoảng 0 - 70 độ C, cao hơn với ổ HDD là 5 - 55 độ C. Có thể nhận thấy ổ SSD có khả năng chống chịu tốt hơn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ liên tục ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến dữ liệu mà người dùng lưu trữ, thậm chí dẫn tới việc mất dữ liệu. Laptop bị nóng do nhiều nguyên nhân như quạt tản nhiệt có vấn đề, chip xử lý quá nóng,... Bạn có thể sử dụng một số công cụ để đo nhiệt độ CPU, để từ đó có các cách giảm nhiệt máy tính cần thiết.2. Chạy hệ điều hành bằng ổ SDD
SSD có tốc độ đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn nhiều so với ổ cứng HDD, khi đó hiệu suất hoạt động của máy tính tăng lên đáng kể. Chúng ta thấy rõ khi chạy ứng dụng cài trên máy, hoặc khởi động máy tính Windows sẽ nhanh hơn nếu cài hệ điều hành lên ổ cứng SSD. Vì vậy, nên dùng song song ổ SSD và HDD, SSD dùng để cài hệ điều hành hay phần mềm còn ổ HDD để lưu trữ dữ liệu.Hướng dẫn cách lắp song song SSD và HDD
3. Bật TRIM tối ưu tốc độ chạy SDD
Công cụ TRIM trên Windows sẽ dọn sạch rác và giúp SSD làm việc hiệu quả hơn, kéo dài tuổi thọ của SSD. Mặc dù từ Windows 7 lệnh TRIM cho ổ SSD được kích hoạt tự động nhưng bạn vẫn nên kiểm tra lại. Khi TRIM được kích hoạt thì Windows sẽ gửi chỉ dẫn đến ổ cứng SSD khi chúng ta xóa một tập tin. Ổ SSD sau đó ctự động xóa nội dung tập tin để duy trì hiệu suất làm việc nhanh chóng của ổ SSD.Để kích hoạt TRIM trước hết bạn truy cập Command Prompt (Administrator) để nhập lệnh.
fsutil behavior query DisableDeleteNotify
4. Cập nhật Firmware SSD
Firmware là thuật ngữ cho các chương trình máy tính cố định, điều khiển cấp thấp của các thiết bị điện tử. Ví dụ: Firmware được tìm thấy trên các sản phẩm: máy tính bỏ túi, điều khiển từ xa và thiết bị phần cứng (bàn phím, thẻ nhớ, ổ cứng,…).Cập nhật firmware cho ổ cứng SSD là một trong các cách giúp cho ổ cứng chạy tốt, hạn chế lỗi. Mỗi nhà sản xuất sẽ có cách cập nhật firmware riêng, vì thế hãy tham khảo trước khi thực hiện nhé.
5. Bật AHCI (Advanced Host Controller Interface)
AHCI là chuẩn giao tiếp mới (SATA) thay thế cho giao tiếp IDE (ATA), tất nhiên bạn đã biết chuẩn SATA cho tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn hẳn so với ATA. Vì thế khi kích hoạt AHCI SSD của bạn sẽ hoạt động nhanh hơn và tăng hiệu suất đọc ghi dữ liệu.Để bật AHCI, bạn truy cập vào Bios của máy tính và kích hoạt chế độ AHCI trong phần cài đặt. Lưu ý: Đối với dòng laptop mới, tính năng AHCI đã được kích hoạt mặc định.
6. Kiểm tra kích hoạt System Restore
Trước đây, ổ cứng SSD kém bền và dễ phân hủy hơn so với hiện nay, nhiều người khuyên nên tắt System Restore để cải thiện hiệu suất và tuổi thọ của ổ cứng.Tuy nhiên ngày nay, không cần phải thực hiện việc làm dư thừa này nữa, nhưng có một số phần mềm SSD nhất định như Samsung tự động tắt System Restore. System Restore là một tính năng cực kỳ hữu ích, do đó không nên vô hiệu hóa tính năng này. Truy cập vào cài đặt System Restore để đảm bảo ổ SSD không tắt nó.
7. Vô hiệu hóa lập chỉ mục
Tính năng hữu ích của ổ SSD là lập chỉ mục file cho tìm kiếm Windows khi lưu trữ tất cả mọi thứ trên SSD, nhưng cũng cảm thấy khó chịu khi gặp sự cố chậm do quy trình lập chỉ mục định kỳ xảy ra mỗi khi thêm dữ liệu mới vào ổ đĩa. Do đó, bạn cần tắt nó trên SSD bởi vì tăng tốc độ cho quy trình lập chỉ mục là không cần thiết.- Bước 1: Click vào menu Start, click vào Computer.
- Bước 2: Click chuột phải SSD và click vào Properties.
- Bước 3: Bỏ chọn hộp có thông báo “Allow files to have contents indexed in addition to file properties” và click OK.
8. Bật Windows Defrag
Các tùy chọn phân mảnh ngày nay trong Windows 10 được coi như là công cụ sức khỏe ổ cứng toàn diện. Nếu bạn đã lên kế hoạch chống phân mảnh, Windows nhận dạng SSD và phân mảnh nó. Quá trình này sẽ retrim SSD và chạy những chức năng TRIM như đã đề cập trước đó.
9. Vô hiệu hóa Prefetch và Superfetch
Windows đôi khi sẽ đặt thông tin trên bộ nhớ vật lý và bộ nhớ ảo của chương trình không hay sử dụng. Nó được gọi là “Prefetch” và “Superfetch”. Nếu gặp sự cố với bộ nhớ ảo trên SSD, bạn thực hiện tìm kiếm 2 tính năng trên trong Registry Editor theo 2 giá trị EnablePrefetcher và EnableSuperfetch và đặt cả hai về 0.HKEY_LOCAL_MACHINE\Current\ControlSet\Control\Session Manager\Memory Management\PrefetchParameters
10. Vô hiệu hóa những dịch vụ cho Windows Search và Superfetch
Ngay cả khi đã chỉnh sửa registry và xóa bỏ chỉ mục, máy tính vẫn tiếp tục làm chậm ổ cứng với các dịch vụ tương ứng. Nhấn tổ hợp Win + R, và gõ services.msc sau đó nhấn Enter. Tìm 2 dịch vụ Windows Search và Superfetch và vô hiệu hóa chúng.11. Cấu hình ghi dữ liệu (Write Caching)
Trên nhiều ổ cứng SSD, mức độ ghi dữ liệu người dùng ảnh hưởng không tốt đến ổ cứng. Để tìm ra có phải việc ghi dữ liệu ảnh hưởng đến SSD hay không, bạn thực hiện vô hiệu hóa tùy chọn này trong Windows và xem ổ cứng hoạt động như thế nào sau đó. Nếu ổ cứng hoạt động kém hơn, hãy bật lại.Để truy cập vào cửa sổ cấu hình, click chuột phải vào “Computer” trên menu Start và click vào “Properties”, chọn tab “Policies”. Trong tab này, bạn sẽ thấy tùy chọn có ghi Enable write caching on the device.
Hy vọng, với 11 việc nên làm khi sử dụng ổ cứng SSD trên Windows 10 sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm sử dụng SSD sao cho hiệu quả.